Một buổi sáng vào tháng 2, sau khi thức dậy không lâu tôi bị choáng đầu hoa mắt vì cuộc điện thoại của Kỳ Cương.
Có lẽ cậu ta gọi đến lúc tám, chín giờ, hét lên với tông giọng như chiêng vỡ: “Phí Bạch ơi! Có lẽ sang năm tôi phải thi lại rồi!”
“Tại sao?”
“Vốn dĩ cuối tháng này sẽ thi vòng hai, nhưng bỗng nhiên đăng thông báo, thi đợt vòng bị hủy bỏ vì SARS.
Trường đại học tôi đăng ký cũng chỉ xem thành tích thi vòng một.
Tôi không thi đậu!”
Nói mãi nói mãi, Kỳ Cương gần như sắp gào khóc lên.
Tôi nghe mà trong lòng cũng thấy khó chịu, lại không biết an ủi cậu ta thế nào, đành phải nghe cậu ta khóc một lúc, sau đó Kỳ Cương tự cúp máy.
Nhưng từ khoảng cuối tháng 1, SARS đã ngày càng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của chúng tôi.
Giống như khoảng thời gian xuân vận, đến ga tàu, bị sốt bị cảm đều không được lên tàu, lên tàu cũng phải vụng trộm, tránh đo nhiệt độ.
Nghe nói nếu bị bắt được phát sốt sẽ bị nhốt lại, nghe đáng sợ như bắt quái vật.
Có đôi khi điều tôi sợ lại không phải là SARS mà lại là các nhân viên y tế, họ mặc quần áo phòng hộ màu trắng, đeo mặt nạ khiến tôi kính sợ tránh xa.
Bố mẹ tôi tạm thời đóng cửa xưởng sản xuất quần áo, lại mua rất nhiều củi, gạo, dầu, muối chất đống ở nhà, trong đó dấm được mua nhiều nhất, những chai đựng dấm khác nhau chất thành một góc.
Thỉnh thoảng mẹ tôi đổ ra nấu khiến cả phòng toàn mùi chua, ám lên người rất khó chịu.
Mẹ nói như vậy có thể tiêu độc.
Trừ cái đó ra, trong tủ thuốc nhà chúng tôi thỉnh thoảng sẽ thêm vài hộp rễ bản lam, cuối cùng chất đầy cả tủ thuốc nhưng không ai uống.
Điều khiến tôi bất lực hơn nữa đó là mỗi ngày họ không đi đâu cả, cũng không cho tôi đi đâu hết, ba người ngồi quây quần mắt to trừng mắt nhỏ.
Tôi không có chủ đề chung với họ, chỉ có thể nghe họ kể chuyện công ty.
Vì cảnh tượng nơm nớp lo sợ thế này, tôi ngày càng lo lắng cho Hà Hữu Dân ở Vân Nam bây giờ ra sao.
Cha mẹ đều ở nhà, tôi không tìm được cơ hội gọi điện, chỉ có thể gửi tin nhắn cho Hà Hữu Dân.
Hà Hữu Dân không thích đọc tin nhắn, gõ chữ cũng không nhanh, bình thường sau khi gửi đi phải mất một hai ngày mới nhận được trả lời, và trả lời cũng rất ít.
Đơn giản là mấy chữ “mọi chuyện đều tốt”, không hề giống mấy lời mà một người đầy chuyện hài thô tục thường nói hằng ngày.
Quả nhiên tin nhắn không thực tế bằng gọi điện, gọi điện không thân thiết bằng gặp mặt trực tiếp.
Cả kỳ nghỉ đông này tôi bồn chồn không yên, vất vả lắm mới vượt qua được.
Trước khi đi học vào đầu xuân, học viện mỹ thuật lâm thời thông báo hoãn đi học lại, nhưng tôi không không nói cho bố mẹ biết.
Một buổi tối nọ, nhân lúc họ đã ngủ say, tôi rón rén trộm tiền trong ví da của họ.
Sáng hôm sau, tôi kéo vali đến ga tàu thay vì kéo đến trường.
Sau khi lẻn ra khỏi nhà, tôi hít thở được không khí trong lành đến mức không thể trong lành hơn đối với tôi.
Tôi đã ngửi chán mùi dấm trong nhà rồi, dù bây giờ có người nói với tôi trong không khí tôi hít thở có vi khuẩn virus, tôi cũng không chối từ! Suy cho cùng điều khiến tôi sợ hơn SARS đó là bố mẹ tôi đã bị SARS làm kinh sợ.
Tôi mua vé tàu đến Vân Nam, kinh phí có hạn nên mua ghế cứng.
Trước khi đi, tôi gọi điện cho Hà Hữu Dân.
Tôi nói: “Tôi nhớ anh quá, trong nhà cũng ngột ngạt, tôi định đến Vân Nam tìm anh.”
Hà Hữu Dân rất kinh ngạc về quyết định của tôi: “Thời kỳ đặc biệt cậu không được tới đây!” Tôi lại nghĩ anh ấy sẽ rất vui khi tôi đến.
“Không nghiêm trọng đến vậy, mấy ngày trước báo chí còn nói SARS ảnh hưởng không nhiều.” Có vài báo đài nhỏ đã viết như thế, tôi cũng nói đúng sự thật cho Hà Hữu Dân.
Đương nhiên chuyện này chắc chắn là để xoa dịu lòng người.
Trong điện thoại, anh ấy khăng khăng không cho tôi đến, gần như sắp cãi nhau.
Tôi cũng rất khó hiểu, vì gặp anh tôi đã không để ý ga tàu nguy hiểm đến mức nào!
Cuối cùng Hà Hữu Dân không thể ngăn cản tôi, một mặt tôi muốn gặp anh, mặc khác tôi thực sự không muốn ở trong nhà, hậu quả của việc hoãn đi học lại có lẽ là tôi phải nằm dí ở nhà rất nhiều ngày nữa.
“Được rồi, cậu đến đi, nhất định phải chú ý an toàn, lát nữa tôi gửi địa chỉ qua tin nhắn cho cậu.” Hà Hữu Dân thỏa hiệp, trước khi cúp máy anh ấy còn mắng tôi một câu.
Nhưng tôi biết chắc hẳn anh đang chờ mong.
Trong tin nhắn, Hà Hữu Dân bảo tôi mấy ngày sau hãy đến, giờ anh ấy đang bận nên không thể đến ga tàu đón tôi.
Tôi suy nghĩ, mấy ngày sau bố mẹ tôi sẽ biết chuyện trường hoãn đi học, tôi muốn đi cũng không đi được.
Nhưng không sao, tôi phải ngồi chuyến tàu này hơn một ngày một đêm, khi thực sự đến tìm Hà Hữu Dân cũng là lúc anh ta hết bận.
Từ Quảng Châu đến Vân Nam mất khoảng ba mươi tiếng, có lẽ là tuổi trẻ sức khỏe tốt, có lẽ là trong lòng có mong mỏi nên tôi không cảm thấy khó chịu.
Đặc biệt là nghe tiếng tàu và đường ray va chạm đi vào giấc ngủ, quả thực không thể dễ dàng hơn.
Tàu kêu xình xịch, tự có hiệu quả thôi miên.
Tôi ôm ba lô vào trong ngực, gối lên nó nằm ngủ, để phòng bị người khác trộm đồ.
Tôi cứ ngủ như thế mười mấy hai mươi tiếng, trong thời gian tỉnh dậy, hơn phân nửa là chóng mặt nặng nề.
Thỉnh thoảng tỉnh táo tôi sẽ nhìn khung cảnh lúc sáng lúc tối ngoài cửa sổ, rừng rậm và ruộng đồng khiến tôi có cảm giác yên tĩnh khi vẽ thực vật.
Nhưng một khi nghĩ rằng sắp được gặp Hà Hữu Dân, trái tim tôi sẽ lặng lẽ đập thình thịch.
Tóm lại ngồi mãi rồi cũng đến Vân Nam.
Trong giây phút đi ra từ ga tàu Vân Nam, tôi chỉ cảm thấy cơ thể không còn là của mình, cứng đờ không thể cử động.
Ngoài ra thời tiết ở Vân Nam vào tháng hai rất xấu, lạnh hơn Quảng Đông bảy, tám độ.
Trước khi đến tôi không tìm hiểu rõ ràng, mặc không đủ ấm, cũng không mang quần áo dày, vậy nên bị rét đến nỗi run như cầy sấy, mỗi lần hắt xì một cái thì cơ thể sẽ đau mỏi vài giây.
Mua vé xe vận chuyển hành khách, lại đi mấy chuyến xe ô tô, tôi mới đến địa chỉ Hà Hữu Dân đang ở – một khu nhà khá là hiện đại.
Dựa theo cửa ra vào cụ thể anh ấy đưa, tôi tìm được nhà của Hà Hữu Dân, ngẩng đầu đếm, tổng cộng có ba tầng, cũng rất khí thế.
“Hà Hữu Dân!” Tôi gõ cửa.
Gõ cả buổi nhưng không ai trả lời, tôi buộc phải gọi điện cho anh.
Điện thoại đổ chuông rất lâu Hà Hữu Dân mới nghe máy.
“Tôi, tôi đến Vân Nam rồi!” Tôi lạnh đến nỗi răng run cầm cập.
“Bây giờ hả? Tôi đang có việc, cậu chờ tôi một lát, tôi xuất phát ngay!” Hà Hữu Dân nói.
“Tôi đến cửa nhà anh rồi!” Tôi cười, “Gõ cửa nhưng không ai trả lời.”
Có lẽ Hà Hữu Dân rất ngạc nhiên, một lúc lâu sau anh nói: “Tôi đang ở công ty, sẽ đến ngay bây giờ.” Tôi nói được, sau đó ngồi trong sân chờ anh.
Chờ một tiếng đồng hồ, tôi nhìn thấy một chiếc xe nhãn hiệu chữ Quảng Đông lái vào, tôi đứng dậy ngay lập tức, người ngồi ở ghế điều khiển vừa xuống xe, tôi đã nhận ra ngay.
Tôi tiến lên ôm lấy anh, ôm rất chặt, giống như người yêu xa cách đã lâu.
Nhiệt độ cơ thể Hà Hữu Dân rất thoải mái, anh cũng ôm lấy tôi, nhưng không tình cảm rạo rực đến vậy.
Ôm một lúc, Hà Hữu Dân hỏi: “Sao cậu chỉ mặc một cái áo dài tay?” Anh ấy mặc chiếc áo lông mỏng.
“Tôi tưởng thời tiết trên thế giới nóng như Quảng Đông.” Tôi nhỏ giọng nói, cơ thể rét run, nhưng không muốn buông tay vào nhà.
Harry Potter fanfic
Hà Hữu Dân trách móc tôi: “Đi vào nhà trước, cậu như thế sẽ bị ốm.”
“Được.” Nấn ná vài phút nữa tôi mới ngoan ngoãn buông tay, vào nhà cùng anh.
Sau khi vào nhà, chúng tôi không làm gì cả, tôi ăn hết cơm trong nồi cơm điện, Hà Hữu Dân mắng tôi là “thùng cơm”, mắng xong lại cười đưa cho tôi một cái áo khoác nhung rộng và ấm.
Tối hôm đó chúng tôi xem TV một lúc, tôi ngủ thiếp đi trong khi xem, khi tỉnh lại tôi đang nằm trên giường, ngoài cửa sổ sáng trưng.
Bạn đang đọc bộ truyện About Rose About You tại truyen35.shop
Bạn đang đọc truyện trên truyen35.shop , Chúc bạn đọc truyện vui vẻ!
Bạn có thể tìm kiếm truyện với các từ khóa sau: About Rose About You, truyện About Rose About You , đọc truyện About Rose About You full , About Rose About You full , About Rose About You chương mới