Năm Diệp Dạng ba tuổi, người phụ nữ đó đã đến nhà cậu hơn một năm và có một cô con gái. Người đàn ông kia rất vui và đặt cho con gái tên "Diệp Toàn", nghĩa là một viên ngọc đẹp vô giá.
Khi đó cậu vẫn là một đứa trẻ vô tư hồn nhiên, theo như những gì hàng xóm kể lại, ông nội lúc ấy vẫn chưa qua đời còn rất yêu thương cậu.
Nhưng không tới một năm, ông nội cậu mất trong một vụ tai nạn giao thông.
Đứa trẻ bốn tuổi chẳng nhớ được gì nhiều, cậu hoàn toàn không nhớ được ông trông như thế nào. Chỉ biết bà cố của cậu, người tóc bạc tiễn kẻ đầu xanh, suốt những năm đó chỉ lấy nước mắt rửa mặt.
Khi còn nhỏ Diệp Dạng vẫn có chút thân thiết với người phụ nữ đó, với người thay thế mẹ cậu vô cũng tò mò. Vào thời điểm ấy, người đàn ông kia không đi làm việc nhiều ở nhà quanh năm, nên người phụ nữ đó vẫn thể hiện rất tốt vai trò của mình.
Mỗi khi ăn cơm, người phụ nữ đó sẽ gắp mỡ vào trong bát của Diệp Dạng còn thịt nạc thì cho chồng và con gái mình.
Lúc nào cậu muốn ăn thịt nạt, người phụ nữ đó luôn nói rằng mỡ rất bổ dưỡng, tốt cho bé trai lắm.
Tuổi nhỏ luôn dễ tin người, cậu ngây thơ nghĩ rằng người phụ nữ này thật sự vì muốn tốt cho mình. Vì vậy cho dù không thích như thế nào cũng phải ráng nuốt vào, vì cái niềm vui của người mẹ giả tạo này.
Sau một thời gian dài, cậu chỉ cần nhìn thấy mỡ đã muốn nôn, huống chi là ăn nó.
Có lần, cậu lén đi đổ bát mỡ vào bồn rửa bát làm nghẹt đường ống.
Người phụ nữ đó cáo trạng với tên đàn ông kia rằng cậu hỗn láo với mình, tuổi còn nhỏ đã học thói lãng phí thức ăn lớn lên thì thành thế nào.
Vì những lời này, cậu bị đập một trận nhừ tử.
Sau đó chưa đến hai năm, cậu học xong rất nhiều công việc nhà, từ rửa bát đến quét nhà, lau sàn...
Ở cái tuổi mà còn không cầm nổi cái ky hốt rác, cậu đã phải làm việc nhà vào mỗi sáng.
Khi lên bảy tám tuổi, người đàn ông kia đã bắt đầu thường xuyên đi làm việc bên ngoài, cậu bị đối xử càng thậm tệ hơn.
Trừ mỗi ngày ba bữa cơm thì cái gì cậu cũng không có, em gái cậu được uống sữa bò, ăn đồ ăn vặt, cậu chỉ có thể nhìn. Em gái xem phim hoạt hình, cậu chỉ có thể đứng bên ngoài ngẩn ngơ.
Ở nơi Diệp Dạng không thể nhìn thấy, người phụ nữ đó sẽ lén lút gọi điện thoại cho người đàn ông kia oán trách Diệp Dạng không nghe lời, nghịch ngợm.
Đôi khi người đàn ông đó trở về, cậu đều bị đánh đập vì một câu nói còn chẳng thể hiểu được.
Sau đó tính cách của cậu càng trầm lặng, sống nội tâm hơn không thích giao tiếp với người khác, khi tủi thân cũng không biết nói thế nào.
Cậu không biết tại sao cha mình đột nhiên lại trở nên như vậy, không còn thương cậu nữa.
Từ năm tám tuổi cậu đã bị nứt da, bởi vì người phụ nữ đó bắt cậu phải tự giặt quần áo, mùa hè thì không sao nhưng đến mùa đông, nước sông lạnh như băng vậy, nước dính lên tay cậu như hàng ngàn cây kim đâm vào da thịt.
Cứ thế tay cậu càng ngày càng nghiêm trọng, có lúc cả bàn tay như bị thối rữa đi.
Khi cậu đến trường, các bạn cùng lớp đều xa lánh nói rằng tay cậu rất hôi thối. Những gì trẻ con nói đều thẳng thắng nhất cũng làm tổn thương người khác nhất.
Cậu không dám khóc trước mặt người khác, chỉ có thể trốn trong chăn mà thút thít.
Sau này, người duy nhất chăm sóc cậu là bà cố ngã bệnh, người phụ nữ đó càng không kiêng dè gì, nấu cơm cũng không cho cậu ăn, vứt hết đồ cậu thích. Nhẹ thì mắng mỏ cậu, nặng thì đánh vì đủ thứ lý do.
Người phụ nữ đó đôi khi không giống một con người, lời nói dơ bẩn như thế nào cũng có thể nói với Diệp Dạng, nhưng làm Diệp Dạng đau lòng nhất vẫn là câu:
"Mày sinh ra là một gánh nặng đó biết không hả? Đồ ăn hại, nếu không sao mẹ mày không cần mày? Mày có biết khi Trần Cầm mới sinh mày ra đã muốn bóp ch3t mày không!"
Trần Cầm là tên mẹ của cậu.
Câu nói này bị người phụ nữ kia dùng làm vũ khí công kích cậu, nói suốt bảy tám năm. Diệp Dạng không biết là thật hay giả, nhưng bị nhồi nhét vào đầu nhiều năm như vậy, cậu cũng không còn kỳ vọng gì vào mẹ ruột của mình nữa.
Khi còn đi học, giáo viên luôn giảng giải rằng tình mẫu tử vĩ đại như thế nào, trên đời không có người mẹ nào không yêu con mình cả.
Diệp Dạng vẫn luôn muốn phản bác, nhưng không có gì tuyệt đối cả nếu không sao người tên Trần Cầm đó nỡ lòng nào bỏ rơi cậu, để cậu một mình chịu đau khổ trên thế gian này?
Trong nhà cậu có một câu tục ngữ "Muộn mẹ cũng muộn cha", hàm ý là sau khi có mẹ kế cha ruột cũng trở thành cha dượng.
Những lời đó không sai chút nào, vết thương trên người cậu bây giờ là do một tay cha cậu đánh vì cãi lại người phụ nữ kia.
Tên đàn ông đó nghe lời vợ dần dần cũng giống như cô ta, có gì tốt đẹp đều dành cho ông ta trước sau đó đến người phụ nữ này cùng con gái của bọn họ.
Chỉ có thứ gì dư thừa, bọn họ không cần đến mới nhớ tới trong nhà còn một đứa con trai, kể từ khi bà cố ngã bệnh lúc mười tuổi cậu không bao giờ được ăn sinh nhật nữa.
Muốn nếm được vị bánh ngọt phải đợi đến sinh nhật em gái cậu. Trong cái nhà này cậu giống như người ngoài, một kẻ lạc lõng.
Ngay cả cô em gái nhỏ tuổi không biết gì cũng sẽ nói những lời đồng ngôn vô kỵ với giọng điệu vô cùng ngây thơ:
"Mẹ là của em, bố cũng là của em. Mẹ không yêu anh, bố cũng không yêu anh."
(*Đồng ngôn vô kỵ (童言无忌的): Lời trẻ con nói không kiêng kỵ điều gì)
Khi đó bà cố nó đã qua đời, cậu bé Diệp Dạng kiên quyết mà nói với em gái rằng:
Bạn đang đọc bộ truyện Sau Khi Trốn Nhà Rời Đi Tôi Thành Kẻ Lừa Đảo tại truyen35.shop
Bạn đang đọc truyện trên truyen35.shop , Chúc bạn đọc truyện vui vẻ!
Bạn có thể tìm kiếm truyện với các từ khóa sau: Sau Khi Trốn Nhà Rời Đi Tôi Thành Kẻ Lừa Đảo, truyện Sau Khi Trốn Nhà Rời Đi Tôi Thành Kẻ Lừa Đảo , đọc truyện Sau Khi Trốn Nhà Rời Đi Tôi Thành Kẻ Lừa Đảo full , Sau Khi Trốn Nhà Rời Đi Tôi Thành Kẻ Lừa Đảo full , Sau Khi Trốn Nhà Rời Đi Tôi Thành Kẻ Lừa Đảo chương mới