Editor: SQ _____________________ Nữ Bồ Tát này, là của anh chọn mang về nhà rồi Sau hai ngày ở biển, Mạnh Thính Chi choàng khăn quàng cổ dày quay về Tô Thành tiếp tục đón mùa đông.
Đang là cuối năm nên việc nhiều người bận, nơi nào cũng bận rộn, hai người không gặp nhau lần nào. Mạnh Thính Chi không đoán được bình thường anh làm gì, sợ gửi Wechat sẽ làm phiền anh, vậy là Trình Trạc dựa theo thời gian làm việc và nghỉ ngơi của Mạnh Thính Chi để gọi một cuộc điện thoại trước khi ngủ. 11 giờ. Lần nào gọi điện anh cũng đang bận.
Có khi nghe thấy tiếng trẻ con khóc, giống như đang ăn tiệc với người thân họ hàng, rất ồn; có khi là tiếng nhạc ở một địa điểm giải trí nào đó, âm lượng không lớn, chắc là anh đã tìm một chỗ yên tĩnh để chỉ để gọi cuộc gọi này. Tiếng nhạc vô hồn và xa xăm đó, chẳng thể nào bằng giọng trầm êm tai như vàng như ngọc của anh. Mạnh Thính Chi nằm sấp trên giường, chân khẽ đung đưa, mép váy ngủ mềm mại bị gấp lại vì đầu gối trắng trẻo đang cong lên, một tay cầm điện thoại áp bên tai, tay kia tô màu vào chỗ còn thiếu trên quyển phác thảo.
Đang nói chuyện, cô bỗng đổi chủ đề, nhạy bén hỏi một câu: “Anh đang hút thuốc đúng không?” Người bên kia điện thoại khựng lại. Ngoài ngón trỏ và ngón giữa đang kẹp điếu thuốc, những ngón tay còn lại nắm nhẹ chiếc bật lửa kim loại, điềm nhiên xoay vòng, gõ nhẹ lên bệ cửa sổ. Cô vừa hỏi xong, một đoạn điếu thuốc rơi xuống bóng cây dưới lầu làm vang tiếng sột soạt, tiếng gõ rất khẽ đó cũng dừng lại. Mạnh Thính Chi nói như đã đoán trúng: “Đúng rồi chứ gì.” Rõ ràng là không ai nhìn thấy, nhưng anh lại vê tàn thuốc, ngón tay thon dài đặt ống đựng hút thuốc lên gạt tàn thuốc bên cạnh. Trình Trạc lặng lẽ mỉm cười, sờ nhẹ mũi mình. Sau khi Thư Vãn Kính qua đời, anh chuyển đến sống với ông nội, bản tính hoang dã đã được uốn nắn trở nên đứng đắn hơn nhiều, rất ít có những thói quen nhỏ, mà thói quen hễ chột dạ là vô thức sờ mũi cũng chỉ vài người ít ỏi biết.
Bản thân anh biết.
Anh nhìn bật lửa trong tay, ngón tay mở nắp kim loại ra, tay xoay bánh răng nhỏ, ánh lửa run theo gió, sau đó biến mất sau tiếng “Cạch” đóng nắp lại.
“Mới tậu được một chiếc bật lửa, cũng đẹp lắm, khi nào gặp cho em.” Mạnh Thính Chi nhỏ giọng lầu bầu: “Em lấy bật lửa của anh làm gì?” Bên kia cười thấp, “Vậy em đếm thử xem em lấy bao nhiêu cái rồi?” “……” Mạnh Thính Chi bị anh dạy hư, thích nhìn thấy anh cắn điếu thuốc rồi tìm hoài không thấy bật lửa, cuối cùng ánh mắt dừng trên người Mạnh Thính Chi. Khó chịu là giả, đe dọa cũng là giả, anh cúi người đến gần, cái vẻ cắn điếu thuốc đó trông thiếu đứng đắn nhưng quyến rũ, cuối cùng thì chỉ có động tay động chân với cô mới là thật. “Đưa nhanh lên, không là soát người đó nha.” Mạnh Thính Chi ngập ngừng nói: “Em lấy……tại vì đẹp.” Trình Trạc đáp: “Chiếc anh đang cầm cũng đẹp.” Năm ngoái, Mạnh Thính Chi nhận được bản thảo từ hai tạp chí, gồm tập ảnh trường phái ấn tượng và minh họa nhân vật trong sách, qua năm mới là đến hạn nộp. Sau khi cô và Chu Du ai về nhà nấy, cô chỉ ngồi lì trong phòng trên tầng hai ở hẻm Đồng Hoa giải quyết phần bản thảo còn lại.
Sau mấy ngày liền, Nguyễn Mỹ Vân không thể tiếp tục nhìn con gái mặc đồ ngủ búi tóc cao đi từ trên lầu xuống dưới nhà nữa. Mạnh Thính Chi xuống nhà mở tủ lạnh tìm đồ ăn, chưa kịp cắm ống hút vào lỗ trên giấy bạc, chai sữa chua đã bị giật mất. Nguyễn Mỹ Vân cộc cằn nói: “Mẹ phải đi mua tí đồ, con đi với mẹ.” Mạnh Thính Chi không muốn đi cũng không được, trực tiếp bị đẩy vào phòng thay đồ.
Cô chọn bừa một chiếc áo dạ khuy sừng màu be, phối với chiếc quần bò ống đứng, để mặt mộc, hai tay đút túi đứng ở cửa nhà. Trông như học sinh cấp ba, lại bị Nguyễn Mỹ Vân đẩy về phòng, bắt cô thay bộ khác. Mạnh Thính Chi nhìn tủ quần áo, rầu rĩ không biết nên chọn bộ nào, bực dọc nói với Nguyễn Mỹ Vân đứng ở ngoài: “Đi mua đồ chứ có phải thi hoa hậu đâu, thay đồ làm gì?” Nguyễn Mỹ Vân là người gấp gáp, không chịu nổi ai lề mề.
Bà đi đến trước tủ quần áo, tay lôi tay kéo, chẳng mấy chốc đã chọn được một bộ, một chiếc áo phao ngắn màu trắng mặc với váy chữ A màu đỏ táo tàu.
“Mặc thế này! Thay lẹ!” Mạnh Thính Chi cầm chiếc váy, nhìn hồi lâu, tỏ vẻ con không hề quen biết cái váy này: “Ai mua vậy mẹ?” Nói chung không phải mình mua. Nguyễn Mỹ Vân khịt mũi nói: “Còn ai vào đây, không lẽ bố con? Con nằm mơ đi, thay đồ nhanh lên, phối với cái nón màu đỏ mận hôm bữa con đem về đó, đẹp, cực hợp, chắc chắn bắt mắt.” Mạnh Thính Chi lục ra chiếc mũ nồi mà Trình Trạc tặng cho, trên vành nón có một logo nhỏ bằng kim loại, thực sự rất hợp với chiếc váy mà Nguyễn Mỹ Vân chọn.
Cô nhìn gương đội lên, chỉnh sửa lại tóc tai, “Bắt mắt làm gì, đi mua đồ thôi mà, có phải trượt xuống hố tuyết tìm không ra đâu……” Giọng càng nói càng nhỏ, Nguyễn Mỹ Vân không nghe thấy nửa câu sau, cũng chẳng để ý, kéo Mạnh Thính Chi đi xuống lầu.
Hai mẹ con một trước một sau, tiếng lộp cộp lộp cộp vang lên trên cầu thang. Chỉ nghe thấy Nguyễn Mỹ Vân đi trước tự tin phân tích: “Con cũng không chịu xem ngày tháng, đã hai mươi mấy rồi! Không cần ra khỏi hẻm cũng gặp được bà Lý dì Vương, con trai cháu trai nhà người ta về ăn Tết kia kìa, con phải ra ngoài gặp gỡ nói chuyện với người này người kia.” Mạnh Thính Chi cạn lời, thở dài nói: “Con nói gì với người ta? Hỏi người ta có chịu ở rể nhà mình không hả?” Thật ra ở tuổi này của Mạnh Thính Chi chưa cần phải gấp gáp, nhưng chuyện chị họ đính hôn đã ảnh hưởng sâu sắc đến Nguyễn Mỹ Vân, không thể tránh khỏi phải lên kế hoạch chu đáo. Nguyễn Mỹ Vân nhíu mày, giơ tay đi định đánh, Mạnh Thính Chi rụt cổ nghiêng sang một bên, thực sự hết hồn trước động tác giả của mẹ mình. “Bắt chước ai mà cái mỏ chua ngoa thế hả! Ở rể gì mà ở rể, lỡ như thôi, không chọn được người tốt thì phải tạm chấp nhận chứ sao.” Nguyễn Mỹ Vân càng nói càng thấy giận, bàn tay chưa bỏ xuống đánh một cái vào eo của Mạnh Thính Chi. “Mạnh Thính Chi! Bây giờ mẹ thấy con bắt chước bố con đúng không! Y chang cái nết không ra gì của bố con! Không có chí tiến thủ! Bố con đã không bằng hai ông anh của ổng, bây giờ con cũng muốn thua chị họ con đúng không!” “Đâu phải, sao mẹ cứ phải so sánh với người khác thế, chị họ tìm được cơ trưởng, vậy con tìm ai để hơn chị? Ờ, chị tìm lái máy bay thường, con tìm lái máy bay ném b0m?” Mạnh Huy giả chết nãy giờ ở phòng khách không kìm được mà cười ra tiếng, nhận được một cái trừng mắt của Nguyễn Mỹ Vân, lại lủi thủi quay lại xem thi đấu mạt chược trên tivi. Nguyễn Mỹ Vân đã tính toán ổn thỏa cho con gái, “Con tìm được người như anh họ con là mẹ đã hài lòng lắm rồi, tốt nghiệp trường giỏi, đẹp trai…..” Mới liệt kê đến điều thứ hai, Mạnh Thính Chi nhìn sang Mạnh Huy, bình tĩnh ngắt lời Nguyễn Mỹ Vân: “Mẹ còn đòi đẹp trai? Mẹ chưa đủ khổ vì trai đẹp hả?” Nguyễn Mỹ Vân: “…..”
Mạnh Huy thính tai, khi nghe thấy có cơ hội xen vào, ông giả vờ ho khan, hắng giọng, vuốt tóc sang một bên, xen lời nói đâu ra đó: “Mỹ Vân à, đừng có yêu cầu Chi Chi nhiều quá, con nó áp lực lắm rồi, phụ nữ mấy người, đôi khi lòng tham không thấy đáy luôn.” Mạnh Thính Chi nhịn cười, không nhịn được nữa nên cố ý khim người xuống lấy giày, lúc này mới cười đến mức hai vai run lên. Nguyễn Mỹ Vân mặc kệ cô, bà đánh Mạnh Huy một cái thật mạnh, vừa đánh vừa nói: “Cho ông một tí màu là ông mở cả phường nhuộm! Tôi nói ông biết nhé, mấy bữa nay ông mà không giải quyết được chuyện ở bên đường Trấn Nam, ông tới số với tôi!” Uy hiếp xong, Nguyễn Mỹ Vân đưa tay kéo Mạnh Thính Chi đã thay giày xong xuôi ra ngoài. Hôm nay cô ăn mặc thế này thực sự rất xinh đẹp và thu hút sự chú ý, chiếc mũ đỏ đội lệch sang bên, tôn lên khuôn mặt trắng trẻo và xinh xắn chỉ to bằng bàn tay. Hàng xóm láng giềng nhìn thấy con nhà ai lâu rồi không gặp cũng sẽ khen ngợi, cho dù có nhớ mặt nhau hay không cũng sẽ áp dụng công thức chung, lúc nhỏ là khen cao lên rồi, lớn rồi thì khen đẹp ra. Hôm nay Mạnh Thính Chi được khen tới tấp. Ra khỏi hẻm Đồng Hoa, Nguyễn Mỹ Vân khá hài lòng với tầm nhìn xa trông rộng của mình, vỗ tay Mạnh Thính Chi, nói: “Thấy không, con phải ra ngoài nhiều vào, ăn diện chải chuốt bản thân nhiều hơn, sau này mấy dì mấy bác đó có giúp người khác tìm người yêu mới nhớ tới con được.” Mạnh Thính Chi không đáp lại, nhưng giờ cô hiểu ra rồi, đi mua đồ chỉ là thứ yếu, ra khảo sát thị trường vào cuối năm mới là chuyện quan trọng nhất. Khi đến chợ đầu mối gần đó, Nguyễn Mỹ Vân gặp được người quen ở tiệm bán hải sản.
Trò chuyện vài câu, sau khi người đó đi, bà phát hiện chủ tiệm bán cho mình cua sắp chết, ánh mắt sắc bén lấy ra rồi cãi cọ với người bán, sau đó bình tĩnh nói với Mạnh Thính Chi: “Dì Trương của cục Kiểm toán mới nãy đó, có con trai hơn con hai tuổi, học ở Đức, du học sinh về nước!” “Ồ.” Mạnh Thính Chi không hào hứng đáp lại. Chỉ một chữ đơn giản, giống như một chậu nước lạnh dội xuống đầu, Nguyễn Mỹ Vân mất hết nhiệt tình, chua xót thở dài ngao ngán: “Tôi ấy, không trông mong nổi chị hiểu ra được!” Mạnh Thính Chi nhận chiếc túi đã đủ món từ tay chủ tiệm, nói câu cảm ơn nhỏ nhẹ ngọt ngào.
Chủ tiệm còn trẻ, thấy một cô gái sạch sẽ toát ra khí chất tiên tử đang nở nụ cười xinh đẹp với mình, trái tim cũng tê rần, lập tức ân cần chiêu đãi: “Em gái, nhà em muốn mua thêm tôm không?” Chủ tiệm vỗ vào thùng xốp trắng, “Tôm này nè, mấy bữa sau không mua được tôm đầu to với tươi thế này đâu.” Mạnh Thính Chi nhìn, thấy loại tôm đó thực sự vừa to vừa ngon, “Mẹ, mua tôm không?” Quay sang thấy sắc mặt của Nguyễn Mỹ Vân tối sầm, cô lập tức nhỏ giọng lại, quay lại chủ đề lúc nãy: “Con biết, du học sinh, nhà ở hẻm Trường Lâm, tên Trương Hiểu Bằng gì đó đúng không?” Nguyễn Mỹ Vân bảo chủ tiệm đưa túi và vợt, lần này bà tự tay chọn, “Con còn nhớ hả? Hai đứa học chung cấp ba đúng không? Lớn hơn con hai khối.” “Dạ.” Nguyễn Mỹ Vân nhớ đến gì đó, gật đầu với vẻ tán thưởng: “Hình như cậu đó thông minh từ hồi cấp ba rồi, bây giờ còn là du học sinh về nước, cũng giỏi giang phết.” Mạnh Thính Chi không phủ nhận chuyện đó, nhưng cô nhắc nhở Nguyễn Mỹ Vân: “Nhưng theo con nhớ, anh đó không đẹp trai.” Nguyễn Mỹ Vân: “……” Sau một lúc nói không nên lời, Nguyễn Mỹ Vân đưa tôm đã chọn cho chủ tiệm, quay sang liếc Mạnh Thính Chi: “Bây giờ thì chị kén chọn quá nhỉ!” “……” Lúc ở nhà chính mẹ đòi đẹp trai còn gì. Mua hải sản xong, hai mẹ con lại vào chợ chim chóc hoa kiểng, Nguyễn Mỹ Vân định đổi vài chậu cây mới trong nhà, bà chọn được chậu quất phú quý và hoa ly hồng. Đang mặc cả với chủ tiệm. Có những lúc Mạnh Thính Chi không hiểu nổi mẹ mình. Hồi hè đi cùng chị em bạn dì đến tiệm may truyền thống để may sườn xám, bà chọn loại vải tốt nhất, khuy bọc kiểu lạ mắt nhất, sườn xám mấy ngàn tệ cũng có thể mua một lần ba bốn bộ, mùa hè nóng nực trôi qua, Nguyễn Mỹ Vân lên vài cân, mặc không vừa nữa, thi thoảng lấy ra ngắm cũng thấy vui, không hề thấy uổng phí. Còn mua bốn chậu cây thì lại luyến tiếc như mất đi miếng thịt, nói khô cả họng để chủ tiệm giảm đi mấy con số lẻ. Cuối cùng, chủ tiệm vừa ghi lại địa chỉ của họ vào sổ, gọi người đến giao hàng, vừa nhức đầu khen tài ăn nói của quý bà Nguyễn Mỹ Vân đây quá lợi hại. Lớn từng này tuổi, Mạnh Thính Chi gặp được hai người trả giá giỏi nhất, đứng đầu là Nguyễn Mỹ Vân không nhường một ai, theo sát phía sau là Trình Trạc, cũng kẻ tám lạng người nửa cân. Chỉ là phong cách trả giá của hai người khác nhau hoàn toàn.
Nguyễn Mỹ Vân nói năng trôi chảy, kỹ năng lải nhải đỉnh của chóp, còn Trình Trạc ít nói, chữ nào chữ nấy như dao cứa. Mấy hôm ở Hải Thành, gần chỗ họ ở có ngày hội, quản gia của biệt thự là dân bản xứ, trong lúc ăn tối nói rằng lần này họ đến rất trùng hợp, đúng vào dịp lễ hội hàng năm.
Ngoài cảnh biển đẹp, nơi này còn nổi tiếng về ngọc, không chỉ có nhiều xưởng ngọc ở địa phương mà còn có nhiều người từ Đông Nam Á đến đây kinh doanh ngọc. Hôm sau, nhờ quản gia dẫn đường, Trình Trạc và Mạnh Thính Chi đi dạo ở khu chợ gần đó. Hội chợ rất đông, nhìn cách ăn mặc là biết đến đây từ khắp trời nam đất bắc, đủ mọi kiểu người, có kiểu nhà giàu mới nổi đeo dây chuyền vàng đồng hồ vàng xách nách kẹp túi, cũng có người Miến Điện mặc trang phục thêu hoa văn truyền thống ở cổ áo tay áo, xách giỏ tre hỏi chủ tiệm có thu lại đá không. Rất nhiều gian hàng bán đá, cũng có vài gian bán đồ ăn thức uống và hàng thủ công. Trình Trạc mặc chiếc áo sơ mi mềm màu xám xanh, tay áo xắn lên đến cánh tay, nắm tay Mạnh Thính Chi, bảo cô đi phía trong. Hai người ai cũng trắng trẻo, đi dưới nắng sáng như phản quang, tỷ lệ được ngoái đầu nhìn là 200%, cả người từ trên xuống hiện lên ba thông tin. Khách du lịch, có tiền, dễ “cắt cổ”.
Nhưng điều thứ ba không hề đúng.
Trình Trạc tìm được một quầy hàng bán đá thô tốt, ở đây đa phần bán đá, cũng có bán ngọc, ngọc thô đã khắc chiếm phần nhỏ, nước trên vỏ ngọc rất đẹp, rọi đèn vào nhìn, ngọc dày và độ trong suốt cao. Chủ quầy hàng khen một tràng dài trên trời dưới đất, đưa ra mức giá 120.000 tệ, một mức giá mà anh ta nói là giá thật lòng,. Mạnh Thính Chi đang nghịch mấy viên đá khác trong tiệm, ngay lập tức cảm thấy đây không phải là thứ mình có thể mua được, thế là lặng lẽ đặt xuống. Trình Trạc không tỏ biểu cảm gì, cầm đèn pin nhỏ tự nhìn xung quanh, điềm nhiên hỏi: “Gốc ngọc[1] từ đâu vậy?” [1] Từ tiếng Trung là 场口/chǎng kǒu/, chuyên dùng để chỉ nơi xuất xứ của ngọc. Chủ quầy hàng sửng sốt, một lúc lâu sau, mới chần chừ thốt ra hai chữ: “Nam Tề.” Nói xong, sự tự tin “hù khách” như đã quay trở lại, anh ta bổ sung: “Hàng từ Nam Tề, gốc tốt, anh nhìn lớp nhám này đi, lúc cạo ra bảo đảm chất nước tốt luôn.” Trình Trạc bình tĩnh như Phật, ngay cả âm lượng của giọng nói cũng không dao động nhiều. “Hàng ở Nam Tề nhiều bông, phải nhờ vào biến đổi bên trong, rạch một đường vớ vẩn mà lấy 120.000 tệ, không đến mức đó, gọi cho chủ của anh hỏi 5000 bán không?” Lần trả giá xuất sắc nhất mà Mạnh Thính Chi từng chứng kiến chính là khi Nguyễn Mỹ Vân trả một nửa giá ở chợ bán sỉ, còn Trình Trạc bây giờ thực sự ngoài sức tưởng tượng.
Ngay khi cô lo lắng rằng chủ tiệm sẽ tức đến mức lấy đá đuổi họ đi, anh ta lại lấy di động ra, vẻ mặt khó xử nói: “Vậy để tôi hỏi giúp anh, nhưng mà 5000 thấp quá, anh đẹp trai tăng lên tí đê.” Trình Trạc tắt đèn pin, như thể đã biết được ngọn nguồn về hòn đá đó, “Nhìn không ra giá cao, nứt nhiều, chủng cũng không đủ mịn.” Sau khi gọi điện thoại xong, chủ tiệm nói: “Nói thật là thấp quá, chủ tôi nói ít nhất phải cao chút nữa, không thì không bán được.” Trình Trạc nhìn chằm chằm vào vẻ mặt của anh ta, đánh giá thật giả. “5000 thì mua, tôi trả tiền đánh bóng bảo dưỡng, không thể cao hơn.” Kết thúc cuộc điện thoại cuối cùng, chủ tiệm bỏ viên đá vào một cái túi nilon dán miệng, đưa cho Trình Trạc, đau đầu nói: “Ép giá thế này, chủ tôi nói ổng chả lời được đồng nào.” Mạnh Thính Chi thực sự không ngờ anh là một chuyên gia trong lĩnh vực này, nhưng anh nói anh không phải chuyên gia, ông nội anh thích sưu tầm ngọc thô, anh mưa dầm thấm đất, hiểu biết chút ít. Sau khi mua, Trình Trạc muốn mở đá ngay tại đây nên nhờ quản gia, ông tìm một xưởng ngọc quy mô lớn gần đây, vừa bước vào tiệm đã nghe thấy tiếng máy móc khắc đá chói tai. Bà chủ là người Myanmar, vô cùng nhiệt tình, vừa nhìn thấy Mạnh Thính Chi thì đã nói một tràng dài.
Tiếng Anh của Mạnh Thính Chi chỉ ở mức nói được, còn tiếng Myanmar thì cô hoàn toàn không biết gì, quản gia cũng không hiểu, cuối cùng con gái của bà chủ đang ngồi làm bài tập ở quầy phải phiên dịch giúp.
“Mẹ em kêu chị nhìn Bồ Tát trong tủ kính, mẹ nói nhìn chị giống lắm, chỉ là ở chỗ”, cô nhóc chỉ vào chính giữa hai ch@n mày, “thiếu một chấm màu đỏ.” Mạnh Thính Chi nhìn sang đó. Trong tủ kính có gắn thêm một lớp gương, khúc xạ ánh sáng mặt trời, làm ngọc Quan Âm vốn mang màu trắng xanh nhạt càng thêm trong suốt và bóng loáng, dáng vẻ uy nghiêm, điềm nhiên và từ bi. Trong lúc nói chuyện, Trình Trạc đi ra từ trong xưởng với ông chủ, cũng đang nói về vật liệu đá, ông chủ bảo bây giờ rất khó tìm được vật liệu tốt, e rằng sẽ mất một thời gian.
Trình Trạc nhìn Mạnh Thính Chi mặc đầm maxi cổ yếm màu trắng, tóc búi cao, khuôn mặt sạch sẽ không tỳ vết cùng chiếc cổ thon dài mảnh khảnh, đứng dưới ánh đèn ở cửa ra vào, đang ngắm ngọc Quan Âm trưng bày trong tủ, ánh mắt gợn sóng nước dịu dàng. Ở Myanmar kết hôn rất sớm, mặc dù bà chủ đã có con gái học tiểu học, nhưng thoạt nhìn vẫn có nét hoạt bát của cô gái đôi mươi, rào cản ngôn ngữ không ngăn cản việc thân quen dù mới gặp lần đầu. Bà chủ ấn chút màu đỏ trong hộp màu, đầu ngón tay chấm nhẹ vào giữa hai ch@n mày của Mạnh Thính Chi. Con gái của cô ấy tiếp tục phiên dịch giúp: “Nhà em thờ cúng Bồ Tát này lâu lắm rồi, trước giờ luôn phù hộ cho nhà em không bệnh tật không xui xẻo, phù hộ cho bố em đi giao hàng an toàn, chị giống Bồ Tát y như đúc luôn, mẹ em nói chị là nữ Bồ Tát, hỏi chị có muốn ở lại nhà em mấy ngày không.” “Không được đâu.” Giọng nam trầm ấm như cộng hưởng với tất cả những viên ngọc bích xung quanh anh. Mạnh Thính Chi nghe thấy, quay đầu lại, giữa mày có chấm đỏ, nhìn vào ánh mắt của Trình Trạc từ xa. “Nữ Bồ Tát này là của anh chọn mang về nhà rồi.”
Bạn đang đọc truyện trên truyen35.shop , Chúc bạn đọc truyện vui vẻ!